Thứ Tư, 5 tháng 9, 2007

Luận về riêng tư

Mấy hôm nay, tôi nhận được nhiều thư của vài bạn cũ. Không hiểu vì lẽ gì , các bạn ấy không thích giao tiếp trên diễn đàn, nơi mà tôi và các bạn ây register cùng nhiều bạn nữa , hằng ngày cùng gặp gỡ và truyện trò qua mạng , thông qua những bài nhạc, bài thơ, chuyện vui, chuyện đấu láo, chia sẻ những cảm xúc thông qua những kỷ niệm thời niên thiếu … lấy đó làm niềm vui lúc cô đơn tuổi bước vào già.

Tại sao, lại phải giao tiếp trên diễn đàn..nơi mà những thông điệp nhắn gửi của minh, cho một ai đó, mà mình biết rõ, có thể bị một bên thứ ba, hoặc thứ ..hơn nữa được chia sẻ ? Đó là suy nghĩ của các bạn ấy.Có vẻ như việc này tạo một cảm giác không thoải mái, và hơn nữa, phạm vào một tabou (cấm kỵ) của văn hoá giao tiếp phương Tây, coi trọng sự riêng tư .Điều này luôn luôn xuất hiện thường trực làm khó chịu trong suy nghĩ tự nhiên của mỗi người nếu sự riêng tư ấy bị vi phạm.

Nói đến riêng tư là nói đến cái "khoảng cách an toàn" trong giao tiếp.An toàn trong không gian, theo thời gian, tồn tại thường trực trong tâm thức đối với mỗi người.

Tôi muốn kể lại vài chuyện có liên quan về cái “khoảng cách an toàn” đó đã tồn tại nhiều ngàn năm nay rồi - từ thưở loài người còn mông muội mà do nhu cấu sống, người ta phải tạo ra để bảo vệ bản thân mình trước những thế lực thù địch đến từ thiên nhiên và đồng loại luôn luôn đe doạ ..

Chuyện thứ nhất nói về quan hệ tính giao:

Thời công xã nguyên thủy, có hiện tượng quần hôn, con người sống lúc đầu là cá thể sau tiến đến bầy đàn , sau đó dần tiến đến bộ tộc Chuyện tính giao thời ấy chỉ thuần túy là chuyện duy trì nòi giống. Người ta phải thực hiện cho nhanh “chuyện ấy” để có thì giờ đi săn bắn hái lượm, hay rảnh tay đối phó với thú dữ hoặc kẻ thù có thể tấn công bất ngờ , mà nếu mãi làm chuyện ấy, theo kiểu tình ái Pháp bây giờ , thì chỉ có chết…Và tư thế cổ xưa nhất khi thực hành tính giao, chính là tư thế hai mặt cùng hướng về trước, chứ không phải tư thế mà người ta gọi là "cổ điển" , hai mặt hướng về nhau như bây giờ người ta vẫn ngộ nhận. Để làm gì các bạn biết không? Tư thế này tốt nhất giúp con người,trong khi làm chuyện ấy, có thể quan sát được từ xa, phòng khi thứ dữ hoặc kẻ thù bộ tộc khác xuất hiện tấn công là có thể cầm vũ khí ngay để ứng chiến hoặc chaỵ trốn nếu lực lượng không tương quan.Và, ai làm chuyện ấy càng nhanh chóng thì được xem là người đàn ông mạnh mẽ theo quan niệm thời đó...Cái bản năng phòng thủ, hình thành trong các gien, di truyền đến tận bây giờ.
Tình cờ nếu bạn được xếp chung chổ với một người xa lạ trong không gian chật hẹp như trong cabin xe, băng ghế ngối đợi nơi công sở,thì bao giờ người ta cũng giữ một khoảng cách nhất định giữa hai cơ thể, nếu có thể được.Hoặc khi đi bộ trên đường phố, người ta tránh chạm vào nhau, với từ thường trực pardon trên miệng khi vô tình vi phạm...Hoặc khi hai người nam nữ, tỏ tình với nhau, trên một sofa, không ai ngồi xa nhau cả thước để bảo " anh yêu em" , mà luôn luôn gần nhau, sát vào nhau hết mức có thể được, thậm chi ôm ghì lấy nhau quên cả ngoaị cảnh, (có khi không biết rằng ông chồng bị cắm sừng đã về tự lúc nào, đang phẫn nộ - rút súng ra chực chờ bắn gục gian phu dâm phụ)

Chuyện thứ hai nói về khoảng cách an toàn giữa cơ thể bằng trải nghiệm riêng của bản thân tôi :

Khi làm tour guider,tôi có nhiều phen tiếp xúc với nhiều người phương Tây. Tôi có dịp ngồi giữa 2 ông Tâyđền từ Hoà lan, nghề nghiệp bác sĩ, ở băng sau xe hơi. Xe nhỏ,hai ông khổ sở ngồi như tượng, tránh chạm vào người to béo như tôi suốt 300 cây số đường.Tôi, với thói quen cố hữu của người Việt, vẫn vô tư suốt chặng đường,có khi cần thiết, yêu cầu lái xe ngừng lại, hồn nhiên tưới hoa cỏ, trong khi 2 ông Tây nhăn nhó kín đáo, chờ đến lượt giải quyết tại một nhà hàng có toilette đàng hoàng.Trong binh thư " Cách thoát hiểm và mưu sống "của Quân đội Hoa Ký, có kể câu chuyện một tù binh Mỹ trong Đệ nhị thế chiến, đã trốn thoát khỏi trại tù ở vùng quê một quốc gia Trung âu nhưng bị bắt lại ở mội nhà ga xe lửa trên đường đào thoát chỉ vì cứ tìm hỏi người dân địa phương chổ để giải quyết chuyện riêng của "người bạn nhỏ", gây nghi ngờ cho mọi người, thay vì bắt chước dân điạ phương, vô tư "xả" đại đâu đó ở nhà ga. Người ta khuyên, trong trường hợp đó, muốn trốn thoát, nên làm theo dân địa phương, nên hoà nhập vào phong tục tập quán của địa phương.

Tôi biết chắc một điều, hai ông Tây nọ, đã mất đi niềm hạnh phúc cuộc đời, khi không làm giống tôi hôm ấy.Nói tới đây, tôi lại nhớ đến bạn tôi .Chuyện xẩy ra cách đây trên ba mươi năm.Hôm đó hai đứa uống cafe xong, tôi chở bạn về.Do uống quá nhiều bình trà ở quán, bạn tôi có nhu cầu cấp thiết với "người bạn nhỏ".Tôi chở bạn chaỵ lòng vòng, kiếm chổ thuận tiện kín đáo, vì đường về nhà ở còn rất xa, e không kịp.Mỗi lần xe lỡ sụp ổ gà, bạn lại rên lên một tiếng, nghe vô cùng thảm não .Bảo bạn dừng laị để giải quyết ở bên đường, bạn không chịu vì ngại đàn bà con gái qua đường trông thấy, có khi trong đó có cả người quen, xấu hổ chết.(ấy là cảm giác riêng của bạn thôi, chứ ai mà thèm nhìn bạn, mà nếu có nhìn thì ai có biết bạn là ai?). Cuối cùng, chịu không nổi nữa sự cay nghiệt của tự nhiên cơ thể, bạn buộc phải dừng lại bên bờ tường Uỷ hội Quốc tế đình chiến, đường HV. Sau khi giải quyết chuyện riêng xong, bạn phát biểu "..Chưa bao giờ sung sướng đến thế.."Có thể kết luận ở thời điểm bây giờ, khi xưa , chỉ vì sỉ diện hão, bạn tôi đã suýt bỏ qua cơ hội được nếm trải niềm lạc thú do cuộc đời ban tặng.

Ở miền tây ĐBSCL, nhiều nơi vẫn tồn tại cầu cá tra, ngoài Bắc gọi là cầu "tõm".Cái cầu đóng bằng 4 miếng ván đơn sơ, quây bằng lá dưà nước nát , cao chừng 4 tấc, che được phần dưới cơ thể nhưng không che được mặt người ngồi trong đó, và những thứ thải ra, được dựng lên trên một ao nuôi cá vồ, nghiệt thay lại nằm lại ở ngay bên con lộ đất dẫn ra chợ .Khách ở thành phố về thăm quê...Sáng sớm, phải đi vệ sinh, không cách nào khác phải dùng cấu cá .Dù đã cẩn thận, đi sớm, lúc vắng người, không quên mang theo tờ báo che mặt, cho đỡ xấu hổ, nhưng nào có thoát được những câu chào hỏi của những cô bà quen biết, đi chợ ngang qua.Người ở quê coi đó là tự nhiên, nhưng khách thì không thể, sự riêng tư đã bị xâm phạm.Nhưng bình tâm nhìn lại, trên hêt, là tình cảm tự nhiên của người ở quê mến khách, thật đáng trân trọng.

Truyện thứ ba, cũng hơi riêng tư,là một bức thư giữa 2 người mới quen biết: Trích:..."

Chu de: xin loi vi fordward thu rieng ma chua duoc phep.

Bạn than men,
Bạn phan nan vi toi da forward mot thu cho nguoi thu ba ma khong xin phep ban truoc.Khong phai la toi khong biet phep lich su theo kieu Tay .. No co ve phù phiếm it ra la doi voi toi, va tu xua den nay voi ban tinh co huu cua minh, toi van luon luon ghet no..

Toi xin ke chuyen nay .Co lan toi hoi mot nguoi ban da o Uc duoc vai nam, email cua mot nguoi ban khac dang o Hoa Ky. Ban ay noi noi voi toi la de hoi lai ban kia xem co dong y khong roi moi cho toi mail . Phai noi them rang chung toi da biet nhau tu khi o VN va cung la ban cu cua nhau nua truoc khi ban dinh cu o Hoa Ky va ban kia dinh cu o Uc.Co can phai lam nhu vay khong? Toi da rat tuc gian, luc do, vi minh duong nhu dang bi xuc pham . Toi chi muon noi voi ban ay la ",,,Ban moi xa VN co may nam (2001) thoi ma " Tay hon ca Tay" nua. ".Tục ngu VN noi la " Bao hoang hon vua..."

Neu ban co dip vao dien dan SN, ban se thay nhieu dialogue cua ban be toi tro chuyen duoc post len, co rat nhieu chuyen rieng tu ma chung toi con khong ngai ngung , di nhien rieng tu o chung muc nao do .O day, su rieng tu van duoc ton trong, nhung da som hoa nhap vao tinh cam than thiet ban be, nen nguoi ta cảm thay khong can giu mot khoang cach an toan nao nua ca...

Neu ban cho rang o nuoc ngoai, su rieng tu duoc ton trong tuyet doi thi ban lam to.Chac gi block nha noi ban o khong co camera watching rinh rap ngay dem.? Hay khi ban di qua cong kiem soat airport , scanner no quet co chua mot cm vuong nao tren than the cua ban dau(co khi no con biet underware cua ban co form nhu the nao nua kia...).Va cung khong loai tru FBI va DHS cung dang kiem duyet thu tu cua ban va toi, neu chung ta vo tinh danh may mot tu khoa nao co lien quan den "khung bo " hoac "bomb" hoac "drug" trong nội dung thu tu lien lac.Vay thi su rieng tu cua toi va ban dang o dau tren cái dat nuoc phuong Tay van minh do?
"....Toi xin ke them cau chuyen nay: khoang nam 1980, o Sai gon co xay 1 nha ve sinh cong cong o ngay cong truong Quach Thi Trang , khanh thanh rat ram ro(bay gio la tram xe bus -mot ben la nha ve sinh).Mot thang Tay noi rang: Tao khong hieu, dan VN tui bay that la ky cuc, chuyen xau xa nhu vay ma tui bay trung bay cong khai (public) giua chon dong nguoi, con chuyen om nhau, hon nhau dep de nhu the, thi tui bay lai dau diem bang cach chui vao bui ram (bush)... Biet lam sao duoc, van hoa moi dan toc moi khac.Sao co the noi rang ta dung, con nguoi khac thi sai..

Toi co nhieu nam lam manager cho 1 hotel 3 sao .Toi de y thay khi staff restaurant phuc vu khach cao cap, neu waiter phuc vu dung chuan muc da hoc o truong du lich thi phan lon khach to ra khong thoai mai, ho chi thich moi thu tu nhien, chan tinh.Moi hinh thuc, bai ban phuc vu deu xo cung, lam mat tu nhien cho ca khach lan nguoi phuc vu...Tai sao mot thang Tay vua an sang vua doc sach thi lai khong gay kho chiu cho nguoi khac bang 3 thang Tau trò chuyen om xom o nha hang duoi goc nhin cua nguoi Viet ? Thang Tay ghet thang My vi cho rang no thieu van hoa thi thang My tai sao khong co quyen ghet lai lai thang Tay, it tien ma bay dat lam phach. Đo la do moi cach nhin cua moi dan toc, deu mang thuoc tinh rieng.Doi hoi nen van hoa nay chap nhan nhung diem di biet, cam ky cua cac nen van hoa khac nhau la vo phuong.Neu ban den Paris, khi duoc phuc vu mot cach lanh lung tu nha hang, ban nhin thai do khinh thi cua garcon khi ban cho tien boire khong dung cach, thi ban co cho la tat ca nguoi Phap deu khong men khach hay khong?

Noi nhu vay de thay rang toi, mot nguoi Viet rat thuan Viet, xuat than tu dong que, la nguoi ban tinh hon nhien, nhung do duoc giao duc, khong phai la khong biet nhung quy tac lich su toi thieu cua phuong tay.Nguoi hon nhien, tu nhien chu nghia, thuong di ung voi nhung thu phu phiem, gia tao theo kieu Tay hoc doi . Nhung toi nghi, da la ban be than thiet roi thi nhung tieu tiet do deu la chuyen vat , khong can thiet phai de y..Tat nhien, do la do toi chu quan trong cach nghi cua minh , chu khong phai nguoi khac cung nghi nhu toi . Day cung la mot bai hoc cho toi can than hon trong nhung giao tiep ban be..Mot lan nua xin loi ban..

Nen toi xin muon loi cua Goethe, mot nha tho Duc, de lam phan ket thu nay:
".. Moi ly thuyet deu la mau xam, chi co cay doi la mai mai xanh tuoi.."

Than

Kể lể dông dài tào lao như vây cốt chỉ để mua vui cho các Diops và để hỏi các bạn đã gửi mail riêng cho tôi những ngay gần đây là taị sao các bạn không public reply tôi ở trên diễn đàn "..cho nó quê nhà" mà lại viết thư riêng.Chỉ vậy thôi.Xin lỗi vì đã làm mât nhiều thi giờ các bạn để đọc bài viết này.Chân thành cám ơn.

PS : Thưa các bạn, tôi vưà đọc lại bài viết này, thấy rằng đã xâm phạm sự riêng tư của bạn tôi , người đã thực hành "diện bích công" ba mươi năm trước nên đã xoá đi tên viết tắt , địa danh, mà qua đó người đọc tinh ý có thể đoán đấy là ai( bạn tôi bây giờ là một quý ông khả kính..) để bảo vệ bạn. Nhưng hỡi ơi, khì nhin lại counter thì đã có 20 lượt người đã vào entry này và đã đọc nôi dung đó rồi .Nếu tính xác xuât thi sẽ có khoảng 1/4 số này đoán được bạn ấy là ai.Nhưng tôi không ngại, vì tôi biết có hơn con số 5 người đều biết chuyện này, cho nên bạn tôi sẽ vẫn bảo tồn được danh tiết...và nếu có giận tôi thì bạn ấy cũng chỉ nói được Merde ! một tiếng mà thôi.

Thơ Vũ Hoàng Chương

Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp người,
Sên bò nát óc, máu thầm rơi...
Chiều nay, một dấu than buông dứt,
Đinh đóng vào săng, tiếng trả lời

Vũ Hoàng Chương

Nhân ngày mất của thân phụ - 30 tháng 8 năm 2007 (nhằm ngày 18 tháng bảy năm Đinh Hợi)

Tường thuật thơ

Hẹn ở Dáng Xưa

Tặng các bạn họp mặt ở SG Tháng Tám - 2007 và các bạn chưa kịp về năm nay.

Bạn ở nước ngoài về,
Trời Việt Nam oi bức
Nên, không mời Sông Nhị
Nên, thiếu chút “quê nhà”….

Bạn có chai rượu đỏ,
Tuổi bằng nữa đời người !
Để dành không dám mở
Mang về cùng...say sưa !

Hơi rượu làm chếnh choáng
Men không làm mềm môi
Vị không còn đắng nữa,
Vị ngọt của cuộc đời ,
Cùng thắp lên chút lửa..

"..Ruợu chảy tràn trề ly,
Không rưng rưng sắc đỏ
Nguời tóc vàng sợi nhỏ
Ở đâu đó, Paris...",
Xin về cùng tưởng niệm
"Người áo vàng phố nhỏ"
Từ giã kiếp xuân thì

Bạn này kể chuyện xưa,
Bạn kia vào phụ hoạ.
Kỷ niệm thời mới lớn,
Sống lại mỗi lòng ta

Chợt quên mình năm mươi..
Đùa vui hơn con trẻ!
Ba mươi năm có lẻ,
Mong nhớ vẫn chưa vừa.

Quây quần lại cùng vui
Cũng không quên nhắc tới
Những thằng nay đã xa
Thân vùi trong mộ tối
Trong lòng biển oan khiên
Thanh xuân còn phơi phới,
Đọng mãi chút tình riêng.

Mỗi năm mỗi lại về,
Như phượng chờ hè gọi
Giã biêt lời nhắn gửi,
Của những ngày chia ly..
Những năm tăm tối ấy

Ta. bạn cùng tỉnh say
Quên đi oan trái ấy
Nửa bồi hồi, nửa vui
Nghĩa tình hâm nóng lại,
Lòng hoa niên trẻ mãi,
Muôn thuở vẫn không già

Hè năm sau, có phải ?
Ban lại về với ta,
Bạn này rồi bạn kia…
Mỗi năm thêm nhiều bạn,
Bỏ tháng ngày cách xa,
Cùng hàn huyên tâm sự

Xưa nay nhiều thứ tình
Vẫn làm ta đau khổ
Duy chỉ còn tình bạn
Muôn đời vẫn trổ hoa

Đêm mỗi ngày dài ra
Ngày thì dần ngắn lại,
E rằng không kham đủ
Gánh nặng của tuổi già
Có dịp nào quần tụ
Xin nhớ dừng bỏ qua

Ngày sẽ phai, bóng xế..
Chiêu mộ, một hồi chuông.
Miên trường, rồi sẽ hiện,
Thôi thì, sông ra biển...
Mưa lại giọt về nguồn

Chú thích :
1. Địa diểm -Chương trình họp mặt dự kiến ở quán Sông Nhị, góc ngã tư Trần Phú(Nguyễn Hoàng cũ) -Trần Bình Trọng, nhưng thấy bất tiện vì trời nóng nưc và quán khồng thể phục vụ tiệc toàn vang nên sau đổi lại Pub Lion kề Hotel Caravell, đối diện Nhà hát Lớn(Hạ Nghị viện cũ), cuối cùng quyết định ở Quán Dáng Xưa, đường Cao Thắng, cách quán cafe Văn Hoa xưa vài căn.
Tham dự họp mặt có anh Tuấn -Pky 72, DNVũ B8, TTTâm B6, NCChiếu, NPHuy, LVHoà, NMHoàn, TĐThành, NHHiếu B5, một số thân hữu và ngưòi thân của Chiếu,Huy,Hoàn.., Anh Châu(anh đồng hao của Chiếu) ,Lê Tiến Thường(CVA), Diệp Hồng Phương bạn Hoàn , Tiếu bạn Thường.Hoà vế rất sớm, Hiếu đến rất muộn. Huy làm MC chương trình, hoạt náo buổi tiệc..

2.Lê Vũ Hòa cứ nằng nặc yêu cầu tổ chức tại Sông Nhị như đã dự kiến để "... cho nó quê nhà"

3.Chiếu mang về 1 chai rượu đỏ, nhãn Bordeaux, 1957, Chateau ...gì đó (ảnh mờ, lai contre sáng nên tôi chưa đọc được..) tức mình tôi đã lục lạo không dưới 5 trang web chuyên khảo về vin mà vẫn chưa tìm ra xuất xứ.Khi nào tìm được sẽ thông báo sau.Chai rượu này, theo Chiếu nói, do Dương Nguyên Vũ tặng nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của Chiếu, để dành lại, mang về Việt Nam, chia mỗi thằng một ly nhỏ.Nhờ vậy mà bây giờ tôi khá tường tận về vin, năm sau Chiếu về có thể đấu hót về vin được mà không sợ "bể".

4.Vị ngọt, vị đắng là ý của Lê Vũ Hoà, thật ra nó đâu được uống vì phải về sớm đón con, chủ nhân buổi tiệc đãi toàn vang, nên chắc chắn là rượu có vi chua và chát. Ngoài ra Chiếu, để dự phòng, còn mang theo 2 bầu rượu nhãn Mẫu Sơn - xuất xứ Lạng Sơn - Tây Bắc thửa lúc đi tour du lịch các tỉnh phía bắc, ý là dành riêng cho hoansansg, vốn thích rượu đế nếp, chất lượng tương đương rượu nếp nhãn Bầu Đá - Bình Định mà Chiếu đã thử năm 2005 theo lời khuyên của hoansansg.Một bầu được mở khi đi thăm cầm ca tỷ muội để "nhen" lửa .Một bầu còn lại hiện ở Vũng Tàu.

5. Gọi là "...chút lửa.." vì vang uống nhẹ "hều", làm sao có lửa mạnh được!

6.Bởi vì chủ nhân từ Pháp về, nên gợi nhớ Paris của Cung Trầm Tưởng và bài hát Mùa thu Paris của Phạm Duy...

Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt gíá từ tâm

Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !

(Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc - nhịp 3/4 ,cung sol trưởng)

"Người áo vàng phố nhỏ " - nhịp 4/4 , cung la thứ - là tên một bài nhạc của Chiếu sáng tác những năm 70, thơ Kim Tuấn, mà các Diops vẫn hay nghêu ngao mỗi khi họp mặt, hoansansg đã được Chiếu tập riêng cho bài này mà tối dạ vẫn cứ hát sai " ..trên vùng xưa đất cằn..." .Đoạn này ý nói là tác giả đã bước vào tuổi năm mươi, đã từ giã tuổi xuân thì, nên người áo vàng đã đi vào thiên thu mất rồi .Còn đâu nữa "...Sợi tóc che môi người.."

7.Vũ con chiếm diễn đàn, kể lại chuyện xưa thời đi học..các bạn khác cùng phụ hoạ, thi nhau kể, thi nhau cười vui, biết bao nhiêu là chuyện..từ chuyện mang gonocoque dự chào cờ không nổi (LMĐ) đến chuyện đốt giấy cháy áo quần(hoansansg) đến chuyện Trời sinh ra con trai, con gái nó thấy nó khoái thầy ... với.....dài , lơ đãng gỏ nhịp cho học trò đọc tiếng Pháp bị bể chai dầu song thập mà không hay ...v..v...

8.Không ai nghĩ mình đã 50, cười hết cở, ăn tục nói phét tối đa, kê kích, "nổ " vang trời, dê "xối xả" làm mấy em phục vụ -hồn dân tộc với áo bà ba xanh chuối, yếm đỏ thắm, váy tung tăng - cũng cười vui hưởng ứng.

9.Truyện trò có nhắc đến Lê Hoàng Hùng đã mất ở Thái Lan,Hoàng Đình Lương bỏ thây ngoài biển, Ngô Ngọc Đán ...không biết sống chết thế nào?

10.Vũ có công việc ở Việt Nam. đi về thường xuyên, Chiếu hè nào cũng về. Thành mới về năm nay, năm tới không biết có thêm bạn nào nữa không ?

11.Nhắc lại ý của Chiếu, bạn bè ai cũng già rồi, không gặp gỡ nhau bây giờ, thỉ e rằng chỉ đi đưa đám thôi.

12. Đoạn cuối ý nói việc biến dịch của trời đất sinh sinh diệt diệt là lẽ thường tình, không thể tránh.

13.Tiệc tàn, một số về, một số rủ nhau cùng tương kiến cầm ca tỷ muội, ai đi thì tự biết lấy, không tiện kể ở đây...

Nguyệt San Giác ngộ trò chuyện cùng Thiền sư Nhất Hạnh

Nhân mùa Vu Lan - mùa báo hiếu, gửi tặng các bạn bài phỏng vấn Thiền sư Nhất Hạnh về tùy bút Bông hồng cài áo mà các bạn đã có dịp đọc trong bài viết Ngày Mẹ trước đó.

Cầu xin tam bảo phù hộ và độ trì cho cha mẹ của chúng ta. Nam mô A di đà phật.

Nguyệt San Giác ngộ trò chuyện cùng Thiền sư Nhất Hạnh
Bài nhạc : Mẹ hiền yêu dấu

1- Được biết, sau khi tác phẩm ra đời, Thiền sư đã phát động phong trào cài hoa hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Xin Thiền sư cho biết lần đầu tiên phong trào này được phát động là vào mùa Vu Lan năm nào, tại đâu; Thiền sư có gặp sự trở ngại nào chăng khi đưa ra một nét văn hóa tuy đẹp đẽ song cũng rất mới lạ này?

Tôi không hề có ý định phát động phong trào Cài Hoa Hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Phong trào ấy tự động phát khởi một cách tự nhiên mà thôi. Điều đó cũng làm cho tôi ngạc nhiên. Hồi đó, năm 1962, sau chín tháng nghiên cứu về khoa Tỷ Giáo Tôn Giáo tại Princeton University, tôi về nghỉ hè tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ. Ban ngày tôi chơi và nói chuyện với thanh thiếu niên về Văn Hóa Việt Nam và đi chèo thuyền trên hồ, ban đêm tôi viết văn. Tôi đã viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo trong một căn lều gỗ người trẻ dành cho tôi. Viết xong tôi gửi cho các vị đệ tử của tôi trong đoàn Sinh Viên Phật Tử Sàigon do tôi hướng dẫn. Bài này gửi qua chị Trương Thị Nhiên. Chị Nhiên và đoàn Sinh Viên Phật Tử đọc xong rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người. Họ bàn nhau chép tay ba trăm bản làm quà tặng cho những bạn bè của họ trong các phân khoa Đại Học Sài Gòn. Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hay màu trắng cho người mất mẹ. Rằm tháng bảy năm ấy họ họp nhau lại tại Chùa Xá Lợi, làm Lễ Bông Hồng Cài Áo lần đầu tiên. Anh Tôn Thất Chiểu, một thành viên của đoàn Sinh Viên Phật Tử đã gửi cho Hòa Thượng Thích Đức Tâm, hồi đó đang làm chủ bút cho nguyệt san Liên Hoa của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Tập San Liên Hoa đã đăng nguyên bài dưới tựa đề là Nhìn Kỹ Mẹ. Hòa Thượng Trí Thủ, bổn sư của Hòa Thượng Đức Tâm, đọc được đoản văn trên nguyệt san Liên Hoa đã khóc vì cảm động. Sau đó Bông Hồng Cài Áo được in ra nhiều lần, một số các chùa bắt đầu tổ chức Lễ Bông Hồng Cài Áo. Từ đó, Lễ Bông Hồng Cài Áo đã trở thành một truyền thống. Tôi không nghĩ là đã có những trở ngại trong khi phong trào được lan rộng. Năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối ra mắt độc giả bằng quyển Bông Hồng Cài Áo, in khổ ốm dài để có thể bỏ vào bì thư gửi tặng bạn bè trong ngày Vu Lan. Quyển sách nhỏ này đã phải tái bản nhiều lần. Năm 1965 đoàn Cải Lương Thanh Nga đã dựng và trình diễn vở tuồng Bông Hồng Cài Áo và có mời tôi tham dự.

Tại trong nước cũng như tại ngoại quốc, đoản văn Bông Hồng Cài Áo đã được dịch và in ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Hoa, Nga, Thái Lan và tiếng Lào.

2- Theo Thiền sư, giữa Ngày lễ của Mẹ trong văn hóa Nhật và ngày Vu Lan Báo hiếu trong văn hóa Việt Nam có những nét tương đồng và khác biệt nào?

Lễ Bông Hồng Cài Áo tổ chức tại Làng Mai mỗi mùa Hè kể từ năm 1983 đã làm theo tinh thần Việt Nam, khác truyền thống Nhật. Lễ này không những để vinh danh người Mẹ mà cũng để tưởng nhớ và vinh danh người Cha nữa. Mỗi người được cài hai chiếc hoa hồng, một dành cho Mẹ và một dành cho Cha. Chiếc hoa dành cho Cha nằm hơi cao lên một chút để phân biệt với hoa cho Mẹ. Và anh sẽ cài một hoa hồng cho Cha khi Cha còn sống, một hoa hồng cho Mẹ khi Mẹ còn sống.

3- Không ít người thắc mắc tại sao Thiền sư lại chọn hoa hồng mà không phải là loài hoa nào khác? Phải chăng đơn thuần chỉ vì hoa hồng là loài hoa biểu trưng cho tình yêu?

Mình nên hiểu chữ hồng trong bông hồng là đỏ. Cài hoa hồng thì cài hoa hồng đỏ. Cài hoa khác như hoa cẩm chướng thì cẩm chướng màu cũng đỏ, không nhất thiết là phải có hoa hồng (rose). Và khi Mẹ không còn, Cha không còn thì được cài hoa trắng. Các đệ tử người Hoa của tôi khi làm lễ Bông Hồng Cài Áo đầu tiên tại Đài Loan năm 1995 thì họ dùng hoa cẩm chướng màu đỏ và trắng cho buổi Lễ Cài Hoa tưởng nhớ Mẹ Cha. Mẹ Cha còn thì cài hoa cẩm chướng màu hồng. Mẹ Cha mất thì cài hoa cẩm chướng màu trắng. Bất cứ hoa gì cũng được kể cả hoa lan.

4- Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ nhạc thành công ca khúc Bông Hồng Cài Áo từ bài văn của Thiền sư, góp phần đưa nghi thức cài hoa hồng vào sâu trong đời sống văn hóa dân tộc. Xin Thiền sư cho biết cảm nhận mình của khi nghe bài hát ấy - lần đầu tiên cũng như bây giờ?

Phạm Thế Mỹ làm Bài Bông Hồng Cài Áo rất dễ dàng và tự nhiên như thở vào thở ra, tự nhiên như bước chân đi dạo, tự nhiên như khi nâng chén trà lên uống. Tôi không thấy tôi và nhạc sĩ là hai người khác nhau khi nghe ca khúc Bông Hồng Cài Áo, trước kia cũng vậy và bây giờ cũng vậy.

5- Là một người rất quan tâm đến giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ trên toàn thế giới nói chung, Thiền sư có nhắn nhủ điều gì với các bạn trẻ nhân mùa Vu lan PL.2550 năm nay?

Ngày Lễ Bông Hồng Cài Áo không phải là chỉ để tưởng nhớ công ơn Mẹ Cha. Các bạn phải biết thực tập nhìn sâu, tức là thực tập thiền quán trong ngày ấy. Phải thấy được những tài năng, đức hạnh và nét đẹp nào mà mình đã tiếp nhận từ Cha và từ Mẹ. Rồi thấy được Cha và Mẹ không phải là những thực tại có ngoài mình mà đang có ngay trong mình. Mình là sự tiếp nối của Cha, mình là sự tiếp nối của Mẹ. Và mình mang Mẹ mang Cha đi về tương lai. Phải biết mỉm cười cho Mẹ, thở cho Cha và bước đi cho cả hai. Sự tiếp nối đẹp đẽ của Cha Mẹ nơi mình là biểu hiện cụ thể nhất cho lòng Hiếu.

Nếu bạn lỡ có những khó khăn với Cha hay Mẹ thì đừng nghĩ cạn là Mẹ không thương, Cha không thương. Có thể những vụng về trong quá khứ về phía Cha Mẹ đã tạo ra những lớp khổ đau đè nặng và làm khuất lấp tình thương ấy. Mình biết nếu có gì xảy ra cho mình thì Cha Mẹ sẽ khóc hết nước mắt... Và nếu có gì xảy ra cho Mẹ hay cho Cha thì mình cũng sẽ khóc hết nước mắt. Phải thấy rằng các vị đã có nhiều khổ đau và khó khăn mà chưa đủ khả năng chuyển hóa nên đã tự làm khổ mình và làm khổ lây đến các con. Mình cũng vậy. Mình đã khổ đau vì hiểu lầm, vì bực tức, và do đó đã lỡ nói những lời không dễ thương, có những phản ứng không đẹp đẽ với Cha và với Mẹ.

Bên nào cũng chịu một phần trách nhiệm. Thấy được cái khổ của Cha, của Mẹ, mình tìm cách giúp Cha và giúp Mẹ. Mình phải biết nói lời hối lỗi đã không giúp được Mẹ Cha mà còn làm cho Cha Mẹ khổ đau thêm. Sử dụng pháp lắng nghe và ái ngữ để tái lập được truyền thông, để dựng lại thâm tình, đó là điều mình có thể làm được. Tôi có nhiều vị đệ tử đã làm được việc đó, người Việt cũng như người ngoại quốc.

Có những người trẻ dại dột đã đi tự tử. Đó là một hành động tuyệt vọng, nhưng cũng là một hành động trừng phạt. Trừng phạt người đã làm mình khổ, trong trường hợp này, đó là những vị sinh thành ra mình. Ta sinh ra đời để thương yêu, không phải để trừng phạt. Chết như thế là một sự thất bại. Nếu bạn là Phật tử, bạn phải biết giáo pháp đức Thế Tôn có công năng chuyển rác thành hoa, biến phiền não thành bồ đề, dựng lại tình thâm từ xác chết hận thù. Cha Mẹ là Bụt đó, đừng đi tìm Bụt nơi nào khác. Ngày hôm nay bạn nói được câu gì, làm được cử chỉ gì để Mẹ vui, để Cha vui thì làm ngay đi, đừng để tới ngày mai, sợ rằng muộn quá. Đọc Bông Hồng Cài Áo để nhớ điều đó. Tôi chúc bạn một ngày Vu Lan thật ngọt ngào, thật hạnh phúc, thực tập thành công.

Nếu bạn được cài bông trắng, nên quán chiếu là Cha hoặc Mẹ vẫn còn còn trong bạn và có mặt trong từng tế bào của cơ thể bạn. Đưa bàn tay lên nhìn, bạn sẽ thấy bàn tay ấy của bạn mà cũng là bàn tay của Cha, của Mẹ. Trong bàn tay bạn, có bàn tay của Cha, của Mẹ. Bạn hãy đưa bàn tay ấy đặt lên trán và sẽ thấy, đó là bàn tay của Mẹ hay của Cha đang đặt trên trán bạn. Thật là nhiệm mầu.

Năm nay Thượng Tọa Đức Nghi ở tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và các vị cọng sự đang dựng một công trường Bông Hồng Cài Áo nơi khuông viên tu viện. Nơi công trường sẽ có tượng một bà mẹ Việt Nam đang đứng với hai em bé, một trai và một gái. Bé gái được cài trên áo một bông hồng, bé trai đang hý hửng cầm trên tay một bông hồng khác. Ta hãy tôn vinh Mẹ, tôn vinh Cha trong trái tim. Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ Cha thờ Mẹ cũng là thờ Bụt. Đây là điều tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Và bài nhạc :

Maman, oh Maman

Maman, oh Maman toi qui m'a donné
Tant de tendresse depuis tant d'années
Tu le sais bien quand je serai grand
Je penserai à toi Maman

Maman oh Maman le jour et la nuit
Je veillerai toujours sur ta vie
Je serai là à tous les instants
Pour te protéger Maman

Je te promets si jamais tu pleures
De te serrer fort sur mon coeur
Il n'y aura pas d'amour aussi grand
Que mon amour pour toi Maman

Maman oh Maman quand tu me souris
Cet un soleil qui chasse la pluie
J'essaierai de sourire au temps
Chaque jour pour toi Maman

Je te promets si jamais tu pleures
De te serrer fort sur mon coeur
Il n'y aura pas d'amour aussi grand
Que mon amour pour toi Maman

Maman, oh Maman toi qui m'a donné
Tant de tendresse depuis tant d'années
Tu le sais bien quand je serai grand
Je penserai à toi Maman
Tu le sais bien quand je serai grand
Je penserai à toi Maman


Mẹ hiền yêu dấu

Người Mẹ hiền yêu dấu,
Mẹ đã cho đời con,
vòng tay âu yếm
khi gót chân còn son
Người Mẹ hiền có biết,
khi lớn khôn ra đời,
con sẽ nhớ hoài bóng dáng người.


Mẹ hiền yêu hỡi,
Mẹ thấu cho lòng con,
nguyện cầu ơn trên
ban phước Mẹ bình yên
Và con sẽ đến,
chia sớt bao ưu phiền,
âu yếm hôn vầng trán Mẹ hiền.


Và khi mưa bão,
giông tố gieo trong đời,
con hứa sẽ ôm Mẹ sát trong lòng
Vì tình yêu đó,
con đã trao cho Mẹ.
Mẹ ơi!
Con đã hứa dâng cho Mẹ.

Người Mẹ hiền yêu hỡi,
những lúc Mẹ cười vui,
là mặt trời trên cao
mưa bão không còn rơi
Mẹ hiền có biết
khi lớn khôn ra đời,
con sẽ nhớ hoài bóng dáng người.

Người mẹ hiền yêu dấu
mẹ đã trao về con
thật bao âu yếm
trong những năm vừa qua
mẹ hiền có biết
khi lớn khôn ra đời
con sẽ nhớ hoài bóng dáng người.

Người mẹ hiền yêu hỡi
lúc sáng hay về đêm
lòng nguyện luôn luôn
săn sóc mẹ bình yên
và con sẽ đến
vào bất cứ lúc nào
khi có ai làm mẹ nghẹn ngào

Và con xin hứa nếu lỡ mẹ rơi lệ
con sẽ ôm mẹ thật sát trong lòng
chẳng tình thương nào
to lớn hơn cho bằng
tình yêu thương con đã trao cho mẹ

Người mẹ hiền yêu hỡi
những lúc mẹ cười vui
là mặt trời rạng rỡ,
mưa tuyết không hề rơi
và con xin hứa
từ sáng đến trưa chiều
khi thấy mẹ cười vui thật nhiều...

Nguồn: Vu Lan - phusa.net
_________________
hoansansg

Folklore - Ả hớ hênh ả để đồ ra...

Trong quyển thơ hát nói Xưa và nay do Hoài Yên sưu tập- tuyển chọn có bài “ Đồ nọ tưởng đồ kia” (1) được chép lại như sau:

Thầy đồ là người tài bộ, (2)
Quảy cầm thư,
đến giáo thọ phủ Vĩnh Tường,(3)
Trước nha môn thiết một học đường,
Dạy dăm đứa chi,hồ,giả,dã…
Nhân một ngày thầy đồ nhàn hạ,
Ra trước sân xem ả hái hoa,
Ả hớ hênh , ả để đồ ra…
Đồ nhìn thấy, đồ ngâm nga tức khắc

Phong tiền lạn mạn hoa sinh sắc
Thủy diện vi mang bạng thổ thần (4)

Đồ ngâm rồi đồ đứng tần ngần
Đồ nọ tưởng đồ kia thêm thắc mắc
Suốt năm canh đồ nằm khôn nhắp
Cứ mơ màng đồ nọ tưởng đồ kia
Đồ đâu gặp gỡ làm chi…

(1) Bài hát nói này, tác giả là một người con gái. Nguyên quan tri phủ Vĩnh Tường có một cô con gái tuổi vừa cặp kê, hay chử. Khi thầy đồ Hồ Sĩ Tạo còn hàn vi, phải đi dạy học mưu sinh, đã lưu lạc đến phủ Vĩnh Tường.Cám cảnh học trò nghèo, quan Tri phủ đã mời thầy dạy học cho con cháu mình và cho mượn khuôn viên trước phủ đệ để thầy mở lớp dạy học. Đây là bài hát nói của cô làm gửi thầy đồ Tạo khi thầy buộc miệng ngâm 2 câu thơ trêu ghẹo khi cô vén váy bước xuông hồ sen trước nha môn hái sen, hớ hênh để thấy được bên trong….Phụ nữ Bắc bộ khi xưa mặc áo tứ thân, trong mặc yếm, bên dưới thì mặc váy ( trên thì không hề có soutien và dưới thì cũng không có underware như thời bây giờ - nhớ lại chuyện Jane Fonda phản chiến khi thăm miền Bắc thập niên 70 đã mặc áo bà ba sans soutien làm mấy ông cán bộ tiếp bà hết hồn – và so với chuyện mặc váy sans slip của Paris Hilton bây giờ cốt để khoe hàng thì phụ nữ nông thôn Bắc bộ ngày xưa còn bạo hơn nhiều…) Cô gái để chữa thẹn và cũng muốn trêu thầy đồ nên cô đã làm bài hát nói rồi hôm sau sai con hầu gửi thầy.
(2) Tương truyền rằng chính là Cử nhân Hồ Sĩ Tạo ( theo Phi Lạc sang Tàu của Hô Hữu Tường – Đọc bài viết bên dưới để biết thêm thân thế ông này)
(3) Phủ Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Vĩnh Yên xưa, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
(4) Dịch nghĩa:
Trước làn gió nhẹ, hoa tăng thêm vẻ đẹp…
Trên mặt nuớc không gợn sóng, con trai há miệng thè mép ra….
(*) nguồn từ BBC news
Lời truyền miệng dân gian về Hồ Chí Minh

Một trong những nhà sử học nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng, đã qua đời, thọ 71 tuổi.Tin từ Việt Nam cho biết giáo sư Trần Quốc Vượng đã nằm viện một tháng nay vì căn bệnh ung thư thực quản.Ông qua đời vào lúc 2h55 sáng nay.Tang lễ sẽ được cử hành vào sáng 12-8 ở Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
Là tác giả của hàng chục đầu sách và nhiều bài viết, từ nhiều thập niên qua, ông được xem là một trong những nhà khảo cổ học và nghiên cứu sử Việt Nam hàng đầu. Một bài viết liên quan chủ đề lịch sử khi ra đời năm 1993 đã gây ý kiến trái chiều.
Đó là "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)", in trong quyển Trong Cõi (NXB Trăm Hoa, California, 1993). Đây là tập hợp một số tiểu luận của giáo sư Trần Quốc Vượng sau chuyến đi công tác ở Hoa Kỳ.
Chủ đề chính của bài là thông qua những kinh nghiệm hỏi chuyện dân gian, người ta có thể biết những điều mà sách vở không nhắc đến.
Theo tác giả, "Đây là những lời truyền miệng nhân gian, cho nên cùng lắm, chúng chỉ có thể coi là những giai thoại mà, nếu không khó tính lắm, ta cũng có thể gọi là những giai thoại lịch sử."
"Nói theo kiểu Pháp, những điều tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực qua công tác điền dã dưới đây là Thật mà không chắc là Thực."
Dưới đây là trích đoạn phần cuối của tiểu luận của Trần Quốc Vượng:
“ ….Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là "lan truyền" (de transfest folklorique) thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa (insignifiant) nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh "Life and Death in Shanghai “, đã được phiên dịch ra tiếng Việt, ở xã hội "xã hội chủ nghĩa", cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng chút ít . Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho - cử nhân - Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai - người một thời làm Viện trưởng viện Văn Học - là Hồ Thị Toan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có nuôi "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc (như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc Chinh Phụ Ngâm "hồng nhan đa truân" - gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều "chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "rằng hồng nhan tự thuở xưa, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"). Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy Tứ Dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài"). Cô Đèn Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai - Nguyễn Sinh Thuyết - và người con trai này cũng đã có vợ). Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này - như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ - mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới, có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu - vợ anh Thuyết - vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng - Hoàng Thị Loan - mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ - làng Chùa - hơn là với làng Sen "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành - sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê "ngoại". Khi cụ tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ (tú) Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo - người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc - với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm Giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự "can thiệp" của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc - đổi tên là Nguyễn Sinh Huy - đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày nay) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng.
Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội - dù là quê nội danh nghĩa - tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng Hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn - Hồ Chí Minh ngày sau - về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô Huế nhận chức quan (1904) ở bô. Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan ? ), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sàigòn rồi đi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về trở lại làng Sen nữa.
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gụi với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ phó bảng hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích phụ thân mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này...
Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa.
Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau cách mạng tháng tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam - từ trí thức đến người dân quê - lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ - tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ - đã trở thành "huyền thoại" (myth). Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian (popular inconscience) mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần cận cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa (mystified).
Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi!) về Sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và Sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý (arrière-pensée) không ưa gì cụ Hồ.
Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh - tỉnh Nghệ An - cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội".
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê.
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý".
Trần Quốc Vượng

Nói thêm về Thầy Trần Quốc Vượng

Trần Quốc Vượng, người ngoài Đảng, là một trong những cây đại thụ của làng sử học Việt Nam đương đại.

Tôi không may mắn được học thầy, nhưng đã đọc thầy nhiều và có dự 2 buổi thuyết trình về chủ đề folklore vào năm 1987 ở Đại Học Tổng Hợp (Văn Khoa cũ - bây giờ là ĐH KHXHNV ) , nội dung trình bày rất uyên bác và hấp dẫn.

Trước khi mất, thầy đã tục huyền với một người vợ rất trẻ khi đã gần 70 tuổi.

Hỡi ơi, hạnh phúc chẳng tày gang..Thây đã ra đi, để lại nhiều công trình nghiên cứu còn dang dở trên con đường riêng ít có người chọn đi.

Hai bảy tháng trời đà mấy chốc..
Trăm năm Ông Phủ Vĩnh Tường ơi !
Hô Xuân Hương

Bài viết nghiên cứu về họ Nguyễn Sinh, trước khi mất không lâu, được ngươi đọc diễn dịch ý một câu tục ngữ của Trung Hoa:Con chim săp chết, Tiếng hót thảm thương, Con người sắp chết, Lời nói hiền lương... Mà lời nói hiền lương xưa nay bao giờ cũng thực thà đáng tin cậy.

Phần đọc thêm:

Tiểu sử :
Trần Quốc Vượng sinh ngày 12 tháng 12, 1934 mất ngày 08 tháng 8 năm 2005 . Ông sinh trưởng tại Kinh Môn, Hải Dương. Năm 1956 ông tốt nghiệp thủ khoa cử nhân Sử – Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980 ông được phong hàm giáo sư.

Các chức vụ đã đảm nhiệm: chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học, Đại học Tổng hợp Hà Nội; giám đốc Trung tâm nghiên cứu Liên văn hoá-Lịch sử, trưởng bộ môn Văn hoá học, khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; phó tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hoá ẩm thực Việt Nam, phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghề truyền thống Việt Nam, tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội...

Ngày 22 tháng 9, 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ hơn ông gần 30 tuổi (sinh năm 1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu.

Tác phẩm

Ông được cho là đã đưa ra nhiều ý kiến mới và sắc sảo về các diễn tiến lịch sử.

Ông có hơn 30 đầu sách đã xuất bản, bao gồm:

* Sách chuyên khảo:
o 1960, phiên dịch và chú giải Việt sử lược (khoảng thế kỷ 14, đây là bộ sách sử xưa nhất do người Việt viết còn truyền lại)
o 1973, chủ biên bộ Danh nhân Hà Nội (2 tập)
o 1975, đồng tác giả Hà Nội ngàn xưa (cùng Vũ Tuân Sán)
o 1976, đồng tác giả Mùa xuân và phong tục Việt Nam (cùng Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ)
o 1993, Trong cõi (NXB Trăm Hoa, California), tập tiểu luận
o 1995, Theo dòng lịch sử
o 1998, Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá
o 2000, Văn hoá Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm (1000 trang, tập hợp 74 bài viết)...
* Sách giáo khoa: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam...
* Ngoài ra, ông còn viết hàng trăm bài nghiên cứu đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước.

Giai thoại về tứ trụ sử học Việt Nam đương đại

Ông được xem là một trong "tứ trụ" ("Lâm, Lê, Tấn, Vượng", tức gồm Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của chính ông, đó là chuyện huyền thoại có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữa thập kỷ 1950, ba ông “Lâm, Lê, Vượng” học cùng khoá, còn ông "Tấn" học sau (thủ khoa năm 1957). Sau đó, theo lệnh của khoa, ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựng ngành Khảo cổ học của khoa Sử, vì những năm 1954, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngành Khảo cổ Việt Nam hầu như chỉ còn là con số 0, không có một nhà khảo cổ học nào. Ông đã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 – 1960, cùng với sự giúp đỡ tư liệu của giáo sư Hà Văn Tấn.

Nguôn :Wikipedia

Xướng họa với Diệp Hồng Phương

Vô đề

1.Xướng

Chiếc lá tươi hồng sáng một phương,
Hồn quê thao thức mỗi đêm trường.
Vứt bút, giã từ trang báo chí,
Buông gươm, vĩnh biệt cõi văn chương.
Vui gầy cuộc rượu, năm ba bạn,
Buồn rúc thanh phòng tám chín nương. (*)
Rong chơi sáu tỉnh, lòng chưa thỏa
Biết đến khi nào qui cố hương ?

*
Chú thích : thanh phòng ở đây không có nghĩa là phòng vắng mà là phòng có âm thanh - tức là phòng karaoke

Họa

Lá hồng vốn dĩ sáng mười phương
Mang kiếp tằm tơ khúc đoạn trường
Vứt bút, giả vờ quên thế sự,
Quăng gươm, toan tính biệt văn chương.
Cười khà, nâng chén mơ bằng hữu..
Bật khóc, nghiêng minh mộng mấy nương
Kìa! nghiệp chướng còn, đeo quá đá..(*)
Chưa lúc nào mơ qui cố hương

*Mạn phép DHP dùng chử "đá" thay cho chử "nặng"để ý thơ có âm hưởng Bùi Giáng hơn - hoansansg


2.Xướng

Chiếc lá bay về ẩn một phương,
Đêm trường túy ngọa nhớ biên cương ?
Dăm thằng tứ chiếng, nay tan tác
Một ả nhân tình, lại vấn vương
Văn chương, lòng chữ, thêm đau đớn
Son phấn, tình gương, luống đoạn trường,
Hỡi ơi, toan tính chưa nên chuyện,
Huyền hồ mấy độ, áo phong sương.

Hoạ

Nào dễ quay về ẩn một phương
Cuộc đời rong ruổi kiếp tha hương
Qua sông chếnh choáng, cuồng men rượu
Lên núi hồn nhiên, giã đoạn trường
Văn chương, nghiệp dĩ, lòng đau xót
Son phấn, thạo nghề, dạ vấn vương
Thôi đành, nâng chén quỳnh lên, uống
* Bật gót giày theo bước gió sương

*Câu thơ tuyệt kỹ, tôi thích nhất từ 'bật' thể hiện được hùng tâm tráng khí của một kẻ giang hồ - hoansansg.


3.Xướng

Cầm bằng ba chữ Diệp Hồng Phương…
Bẻ gẫy … quăng vào cõi tứ phương.
Bạn hữu, văn tài kia, thất lạc
Tình nương, nhan sắc đó, tang thương.
Bài hành năm cũ ,còn ngâm nữa?
Khúc nhạc ngày xưa, có hát cương
Buâng khuâng nhớ lại thời say tỉnh,
Bội bạc ta, người hết một chương.

Hoạ

Song thân sinh ngã, Diệp Hồng Phương
Xót phận hài nhi xa cố hương
Bạn hữu, mấy tên cùng đối ẩm
Tình nương, đôi ả đón phong sương
Bài hành năm cũ, Don Juan (*)đọc
Khúc nhạc bây giờ,ta hát cương
Buâng khuâng tiếc nhớ thời hoan lạc
Sự đời trang trải được vài chương?

*Trường Can hành là tên 1 tác phẩm của DHP.
*Huyền thoại Don Juan (tiếng Việt: Đông Gioăng) bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: một thanh niên Tây Ban Nha quyễn rũ một cô gái trong tu viện sau đó ruồng bỏ cô ta. Và theo truyền thuyết đó thì nên viết Dom Juan thay vì Don Juan.Trong tiếng Việt Don Juan được dùng như Sở Khanh, nhưng với ý nghĩa ít tiêu cực hơn. Nhiều khi Don Juan chỉ để nói đến người đàn ông hấp dẫn phụ nữ.
Đây là "hỗn danh nhà văn Mai Thảo đặt cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng" - Hoàng Don Juan - về sau DHP,VNG thấy tiện, gán nó cho hoansansg.
* Nếu thay bằng 2 câu này , không biết có hay hơn không?
Bài hành năm cũ, huynh ngâm nốt...
Khúc nhạc bây giờ, đệ hát cương..

Uống với bạn nghèo
T
ặng Diệp Hồng Phương

Ta ở xa về nhắn gọi Phương,
Bạn đèo ta đến quán văn chương (1)
Hai bìa đậu phụ, dư "công lực" (2)
Nữa két Sài Gòn, đủ "sát thương".
Thi hữu bàn bên sang chúc rượu,
Nữ nhân góc xế liếc soi gương.
Chiến hữu 'tiềm năng" chưa thấy lại (3)
Bồn chồn, hai đứa, uống sương sương....

Chú thích:
(1) : Canteen Hôi Liên hiêp VHNT TP HCM, Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc...ở số 81 Trần Quốc Thảo, Q3. Nơi tập hợp đông đảo nhà văn , nhà thơ, nhạc sĩ nhiều thế hệ, bán bia, đồ nhắm...bình dân
(2) : Món đậu phụ, cắt con cờ, chiên dòn, ăn kèm rau kinh giới, chấm mắm tôm, vắt thêm chanh ớt, tuyệt ngon, giá rẻ nhất trong menu.Bia Sai Gòn, xanh hoặc đỏ, uống cũng say cở Tiger, Heineken, Carlsberg...giá rẻ nhất trong các loại bia...
(3) : tiềm năng : chữ của nhà văn Sơn Nam, chỉ những người tham gia bàn nhậu có tiền kha khá ( để có thể kêu bia và mồi thêm...)
_________________

Sách mới của thầy học cũ - nhà văn Trần Châu Hồ

Chân dung Thầy Trần Châu Hồ - Nhà văn, GS Anh Văn Trung Học
Petrus Trương Vĩnh Ký

http://www.petrusky.org/images/Teachers_01-2007/pages/Thay%20Tran%20Chau%20Ho_jpg.htm

Các Diops thân mến,

Thầy Trần Châu Hồ, dạy Anh văn chúng ta năm 1974 , lớp 11 B5.Tôi nhớ thầy rất hiền từ , giờ học luôn luôn có học sinh nghịch phá trong lớp.Lớp rất ồn ào, mất trật tự, song thầy cứ thản nhiên, không hề trách phạt..Thậm chí có học trò, khi thầy đang viết bài trên bảng đen, đã phóng vèo một com pa cắm phập vào bảng ...Thầy ngừng viết, quay lại, rồi bình thản tiếp tục.Lúc đó, lớp có phong trào nghịch ngợm , một tên len lén gắn đuôi giấy vào "bọ" sau lưng quần một tên khác , rồi bật quẹt ga đốt..Nếu khổ chủ không kịp phát hiện sẽ bị cháy áo quần(Tôi nhớ tôi đã đốt cháy hết 1 cái áo của Hoàng Đình Lương).Trong giờ Anh văn , thỉnh thoảng, thấy lửa lập loè ở các hàng ghế dưới( do đốt đuôi giấy), và khói thuốc từ xóm Lê Quang Tuấn , Ngô Càn Chiếu, Trịnh Long Tuấn Ngọc lãng đãng bay lên.Thày biết và thấy hết nhung vẫn giữ thái độ dững dưng như không...Thật là đã đạt được mức "lô hỏa thuần thanh về "chấp" trong nghề dạy học.

Gần đây , tôi được biết tin anh em P.Ky Cali có tổ chức thăm viếng và giúp đỡ các thầy cô nhân viên nhà trường có hoàn cảnh khó khăn...trong số đó có thầy.
Hay tin thầy vừa in sách ở nước ngoài và trong nước , chưa biết sẽ được đón nhận như thế nào, song cũng xin được mừng cho thầy, âu cũng là niềm an ủi cuối cuộc đời thầy sau bao lận đận đã qua.

Các Diops nếu có điều kiện, xin tìm mua và đọc sách của thầy,cũng là một cách giúp thầy hay cao cả hơn"..ban hạnh phúc cho tôi.." như thầy đã nói.
Tôi trích phần dưới đây từ thư của Dương Nguyên Văn gửi trên pky@topica.com.
________________________________________________________________
DNVăn đã viết :
Thầy Trần Châu Hồ bút hiệu Thanh Long vừa xuất bản được truyện nàng Quả Phụ tại Việt nam (bản tiếng Việt của The Young Widow đã ra mắt ở Anh và Mỹ).

Lời giới thiệu:(trích từ sách của thầy):
"....Khoảng năm 1972, tôi được một người quả phụ Việt Nam cho xem ba đoạn nhật ký đẫm nước mắt.Xem thấy cảm động, tôi xin người đó ba đoạn nhật ký ấy. Nhân đi coi thi tại tỉnh Quy Nhơn, ở nhà một người bạn thân, một buổi tối, tôi lấy xem một quyển truyện của một tác giả Mỹ. xem xong, tôi nảy ý định viết một quyển truyện tiếng Anh, tên là The Young Widow từ ba trang nhật ký nói trên. Tôi là giáo sư Anh văn, tốt nghiệp ban Anh văn trườngĐại Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1961.Viết xong, tôi đem bản thảo đi đánh máy chữ, đến nhà sách Khai Trí và thư viện Mỹ Abraham Lincoln đường Nguyễn Huệ,tìm và ghi địa chỉ các nhà xuất bản ở Mỹ, đề nghị các nhà xuất bản in The Young Widow. Nhưng họ chẳng trả lời hoặc trả lời là không in. Tôi biết rằng bản thảo của tôi quá sơ sài, thiếu sâu sắc, văn non kém. Từ đó tôi ra sức sửa đi sửa lại bản thảo của mình.

Năm 1975, thời thế thay đổi, tôi bị cho thôi việc, tôi sống bằng nghề sửa xe đạp trước trường vẽ Gia Định. Tôi mua một cuốn sách tự điển tiếng Anh nhỏ, khi không có khách sửa xe, tôi ngồi học tiếng Anh trong cuốn tự điển để có chữ viết. Khoảng năm 1978, tôi làm đơn xin đi dạy học trở lại, được cho đi dạy Anh văn ở trường trung học Lý Thường Kiệt, Hóc Môn. Tôi dạy học, tiếp tục sửa xe đạp những ngày nghỉ và học cuốn HAND BOOK OF AMERICAN IDIOMS AND IDIOMATIC USAGE BY HAROLD C.WITFORD and ROBERT J.DIXSON để viết thấu tình đạt lý, văn thật là Mỹ. TớI đầu năm 2003, sau ba mươi mốt năm sửa và sửa bản thảo, tôi nghĩ rằng bất cứ quả phụ chiến tranh nào, ở bất cứ nước nào, nếu đọc The Young Widow đều thấy mình trong đó, thấy niềm an ủi trong đó. Nhiều đêm tôi nằm mơ thấy truyện The Young Widow của mình được quay thành film, chiếu trên màn ảnh các rạp chiếu bóng ở Mỹ. Tôi đi đến các tiệm bán sách cũ, tìm được địa chỉ hai nhà xuất bản ở Úc, chín địa chỉ nhà xuất bản ở Mỹ và một địa chỉ nhà xuất bản ở Anh. Tôi lần lượt gửi thư và các đọan trích trong bản thảo cho họ, đề nghị họ in. Nhưng họ không trả lời hoặc trả lời là không in. Tôi được một ngườI bạn học cũ ở Mỹ giới thiệu cho địa chỉ một nhà xuất bản ở Mỹ. Tôi gửi bản thảo đánh máy vi tính The Young Widow cho họ xem, họ đồng ý in với giá 9.000 đô la Mỹ. Không có tiền tôi đành thôi. Một ngườI bạn học cũ khác giới thiệu cho tôi hai địa chỉ hai nhà xuất bản ở Anh. Tôi gửi thư cho một nhà xuất bản đề nghị họ in The Young Widow nhưng chẳng được trả lời.Còn nhà xuất bản thứ hai, tôi nghĩ đây là cơ hội cuối cùng của mình, hoặc là bản thảo được in, hoặc là nằm trong xó tủ. Ngày 10/09/2003, tôi gửi bản thảo The Young Widow cho nhà xuất bản ATHENA PRESS, nhà xuất bản thứ hai ở Anh, đề nghị họ xuất bản. Tôi hồi hộp chờ thư trả lời. May mắn cho tôi, nhà xuất bản ATHENA PRESS nhận in The Young Widow, khen rằng bản thảo rất hay. Họ nói tiền xuất bản là 2.200 bảng Anh. Tôi viết thư đề nghị họ giảm giá, họ đồng ý giảm xuống 3.000 đô la Mỹ. Tôi may mắn được một người học trò cũ, hiện nay sống và làm việc ở Mỹ, cho tôi vay 3.000 đô la Mỹ và gửi số tiền ấy sang Anh cho nhà xuất bản. Sau đó tôi ký hợp đồng xuất bản The Young Widow với nhà xuất bản ATHENA PRESS.

Vậy là sau ba mươi mốt năm mong muốn,cuối cùng truyện The Young Widow của tôi đã được in thành sách ra mắt người đọc.
Như trên đã nói, tôi dùng thành ngữ Mỹ để viết thấu tình đạt lý, rất may là ngững thành ngữ Mỹ ấy đều in đúng, nội dung truyện viết thấu tình đạt lý. Thêm nữa như đã nói, nhà xuất bản ATHENA PRESS khen rằng bản thảo rất hay, là vì nội dung bản thảo đúng với chủ đề THE MULTUAL HELP BEETWEN MEMBERS OF A VIETNAMESE FAMILY, THROUGH THICK AND THIN (SỰ GIÚP ĐỠ LẪN NHAU GIỮA MỌI NGƯỜI TRONG MỘT GIA ĐÌNH
VIỆT NAM, DÙ SƯỚNG HAY KHỔ)

Tôi may mắn được một nhà xuất bản Anh xuất bản truyện The Young Widow và bản thảo của tôi được một ngườI biên tập viên người Anh biên tập. Bản thảo của tôi chẳng hay bằng bản in. Bản in hay hơn là do biên tập viên người Anh đã biên tập theo lối viết của người Anh.
Truyện Nàng Quả Phụ là bản tiếng Việt của truyện tiếng Anh The Young Widow. Trong truyện Nàng Quả Phụ, tôi dùng ca dao tục ngữ và viết giản dị, dễ hiểu như là ca dao tục ngữ, văn thật là Việt nam.Tôi may mắn được một nhóm thân hữu xuất bản truyện Nàng Quả Phụ.Đối với một nhà văn, chẳng có gì sung sướng hơn khi có người đọc truyện của mình. Ai đọc truyện The Young Widow, Nàng Quả Phụ của tôi, người ấy ban hạnh phúc cho tôi...."

Đã phát hành The Young widow của Thanh Long (Bút hiệu
của thầy Trần Châu Hồ) trên mạng:
Amazon.com and Amazon.co.uk và các hiệu sách ở Anh và
Mỹ.

http://www.amazon.com/Young-Widow-Thanh-Long/dp/1844012670/ref=sr_1_5/002-5016380-6049616?ie=UTF8&s=books&qid=1181654363&sr=8-5

Viet thêm cua hoansansg:
Nêu tôi nhớ không nhầm thi khoảng năm 1973,74, thầy có xuất bản ở Sai gòn, một tiểu thuyết song ngữ tựa đề là " Mẹ'.,không nhớ của NXB nào?Trước đó là cuốn " Lá rụng về cội",tôi cũng chưa có dịp đọc những cuốn này, chỉ đọc một số truyện ngắn của thầy đăng rãi rác trên các báo.

Nhớ thầy học - nhà thơ Tạ Ký

Mộ phần: http://www.petrusky.org/taky_tomb.htm

Cách nay 33 năm , lúc thực hiện Báo Xuân P.Ký 1975, ngoài phần bài vở của học sinh, ban biên tập gồm Luân, Hoàn và một số bạn khác bàn nhau dành phần đầu Đặc san để “ đi” 2 bài của các thầy Nguyễn Xuân Hoàng và thầy Tạ Ký, là những giáo sư của trường có vị trí nhất định trong giới văn học nghệ thuật miền Nam thời ấy.

Nhà thơ Tạ Ký, danh tiếng lẫy lừng, mới đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật của Phủ Tổng Thống về thơ cách đó ít năm (1972) với thi phẩm Sầu ở lại.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đang là thư ký tòa soạn tạp chi Văn (một tạp chi văn chương danh giá đương thời)

Tôi lãnh nhiệm vụ đi xin bài viết của các thầy.Gặp thầy Hoàng trước, tôi đề nghị thầy đưa cho bản thảo bài viết diễn văn đọc trong buổi lễ “ Ngày nhớ ơn thầy” tổ chức vào ngày 06 tháng 12 năm đó.Năm 1975 , là năm đầu tiên tổ chức sự kiện này nên buổi lể làm rất trang trọng.Co tổ chức hội trại, trình diễn văn nghệ, thể thao, thi bích báo…Có sự hiện diện của Phụ tá Tổng trưởng Bộ Giáo dục là thầy Nguyễn Thanh Liêm . Tôi còn nhớ phần kết rất cảm động của bài nói này, thầy Hoàng đã trích một đoạn thư của cha An Di gửi cho con :” An Di con ơi…( An Di – Enrico - là nhân vật chính trong tác phẩm Les Grands Coeurs của nhà văn Ý Edmond De Amicis – chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với tên Tâm hồn cao thượng ) … Sau tiếng Cha, thì tiếng Thày là tiếng gọi xứng đáng nhất mà một người có thể dành tặng cho một người … ” và theo “lịnh” của thầy Hoàng, tôi đã viết 1 chapeau cho bài này để đăng trong số báo Xuân năm ấy .

Còn Thày Tạ Ký thì đưa cho 2 bài thơ xé trong tập bản thảo đánh máy chưa in :
Bài thứ nhất là một bài thất ngôn bát cú :

Từ Hội Đạp thanh

Một vó câu từ hội Đạp thanh
Làm đau luôn cả khách biên đình
Bên cầu tơ liễu duyên e ấp
Giữa chốn ba quân nhạc rập rình
Vườn Thúy mở ra trang lệ sử
Châu Thai khép lại chuyện u tình
Bình rơi trâm gãy còn chi nữa
Vời bãi sông Tiền nấm cỏ xanh*

* Câu này, tôi nhớ áng chừng, không chắc đúng, vậy để tồn nghi

Bài thứ hai là một bài thơ buồn hình như gắn liền với sự kiện gia đình riêng của thầy :

Nhớ thêm

Em có về trong khói thuốc say?
Em có về trong ly rượu đầy?
Em có về trong thương với nhớ?
Em có về trong mộng đêm nay?

Em đâu về vì em quên anh!
Em đâu về hoang vu kinh thành..
Tại em nên thức nhiều đêm trắng,
Khói thuốc che mờ mái tóc xanh

Anh đi tìm em qua cánh chim,
Anh đi tìm em qua bao đêm,
Cánh chim đã lướt theo chiều gió,
Hơi rượu càng làm anh nhớ thêm.

Bài này, về sau khi bọn tôi , Hoàn và Anh đưa xuống nhà in Trí Đăng – đường Nguyễn Thiện Thuật sắp chử xong chuẩn bị in thi thầy đã lẳng lặng đổi bằng bài khác “ Bài ca xuân cho người già “ với lý do nôi dung bài Nhớ thêm quá bi thương không phù hợp với tuổi học trò. Ây là lời bác Châu Anh- quản lý nhà in nói lại.Bài này hồi các Diops còn ở Viet nam, buổi nhậu nào tôi cũng đọc…Tôi còn nhớ những năm 1980, trong một buổi nhậu rượu đế với Trần Long Ẩn( nhạc sĩ – tác giả Người mẹ Bàn Cờ - cựư sinh viên Văn Khoa - Triết Đông ), khi nghe bài này, đã nức nở khen hay.

Hay như bốn câu này, nhạc sĩ Y Vân đã mượn tứ thơ để phát triển và soạn bài hát “ Buồn” nổi tiếng.
“….Buồn như ly rượu đầy,Không có ai cùng cạn, Buồn như ly rượu cạn, Không còn bạn để say…”

Những năm sau này, tình cờ vào www.petrusky.org , lại tìm được một số đoạn thơ , mà nay đã trở thành di cảo của nhà thơ.
Như một đoạn trong bài “ Sầu ở lại “ này….

“…..Đời lỡ nhúng sầu bên cốc rượu,
Mượn vui bè bạn sống qua ngày,
Đoạn trường hơn cả thân ca kỹ
Cơm áo làm nên chuyện nước mây…
Năm cùng tháng tận đời hoang vắng
Bên quán ngờ đâu gặp lại mày
Gọi để mừng nhau khi hội ngộ
Thì xin hãy cạn chục ly đầy
Quàng vai tìm chút dư hương cũ
Nhắc đến hàng trăm chuyện đổi thay…
Nhắc đến những thằng… nay đã chết
Những thằng đang sống kiếp trâu cày
Bạn ơi, nước mắt minh tuôn đấy…
Ngồi nhậu bên đường…ta khóc đây…. “

Và hai câu thơ gần như là thơ tuyệt mệnh, khắc trên bia mộ do thân hữu và gia đình lập:

"Thân cát bụi chẳng còn chi nuối tiếc
Nhưng lòng riêng khao khát chút tình thương..."

Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu của bạn Đỗ Kha( P.Ký 76) :
“…Hãy dành phút mặt niệm cho người quá cố. Người thi sĩ bạc mệnh., Người thầy tuy nghiêm khắc nhưng hài hòa, tuy mực thước nhưng rộng lượng." như một nén nhang lòng kính dâng lên thầy.

Ngày Mẹ - Mother's Day

Các Bạn,
Gửi đến các bạn đoản văn này mà tôi biết chắc rằng, ai cũng đã từng đọc qua ít nhất một lần - như một hoa hồng trắng dành cho những ai không còn cha me, hay đã mất cha, hoặc mất mẹ - một nén nhang lòng để tưởng nhớ đến người và một hoa hồng đỏ như là lời chúc phúc cho những ai đang hạnh phúc còn cha còn mẹ.Cầu xin ơn trên gia hộ cho các bậc sinh thành của chúng ta.




BÔNG HỒNG CÀI ÁO
Thích Nhất Hạnh, 1962

Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.

Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tai nạn lớn nhất đã xãy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mất mẹ thì cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.

Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ hay, cũng haỵ Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có.

Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến :

"Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời!
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi.

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời".

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi.

Người nhà quê Việt Nam không ưa cách nói cầu kÿ. Nói rằng bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kÿ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị, vừa đúng mức :

"Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau".

Ngon biết bao nhiêu ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của tạ Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt bàn tay (bàn tay hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như "chuối ba hương", dịu như "xôi nếp một" và đậm đà lịm cả cổ họng như "đường mía lau". Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; những "chuối ba hương", "đường mía lau", "xôi nếp một" ấy không bao giờ cùng tận.

"Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêụ Mẹ là giáo sư dạy về thương yêu, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý mẹ lấn trùm ý niệm thương yêu của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quán Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có Đức Mẹ, Thánh Nữ Đồng Trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mầu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ.

Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương đi tới tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.

Tây phương không có ngày Vu-lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giũ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó.

Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới nói cho tôi biết dó là "Ngày Mẹ", theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng.

Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu-lan.

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói : trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào NHÌN KỸ được mặt mẹ Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc vá maỵ giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thời giờ nhìn kỹ con. Và con không có thời giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ : thật như là mình chưa bao giờ thật có ý thức rằng mình có mẹ.

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và dang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi :"Mẹ ơi, mẹ có biết không?". Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười :"Biết gì?". Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói :"Mẹ có biết là con thương mẹ không?". Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù ngươi lớn ba bốn mươi tuổi ngươi cũng có thể hỏi như thế, bởi vì ngươi là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu-lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục-liên và về sự hiếu dễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ PHẢI đây không phải là luân lý, là bổn phận. PHẢI ĐÂY LÀ LÝ ĐƯƠNG NHIÊN. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì dương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ kông cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ và con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con.

Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng : con mà thương mẹ thì phải làm thế nào ? Tôi trả lời : vâng lời, cố gắng. giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi. Bây giờ thì tôi biết rằng : con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, cần chi phải hỏi "làm thế nào" nữa ! Thương mẹ không phải là một vấn dề luân lý đạo đức.

Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài nầy để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như "đường mía lau", như "xôi nếp một". Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai nầy anh chị đừng có than thở rằng : đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì hoạ chăng có làm ngọc hoàng thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

Tôi kể chuyện nầy, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng lẽ chị tôi không nên đi lấy chồng, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói : "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm cơm, khóc. Chị nói : "Thôi con không lấychồ chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tụ "Các ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi.

Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào là không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quí báu đó. Mỗi buổi chiều lại Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn "chuối ba hương", "xôi nếp một" và "dường mía lau".

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh : không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không khuyên răng ai hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà. Tôi chỉ nhắc anh : mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương. Để anh đừng quên. Quên là một lỗi lớn : cũng không phải lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, vô tình mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng : để anh sung sướng, thế thôi.

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế nầy : chiều nay, khi đi học về, hoặc khi đi làm việc về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi : "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vưà cười vừa hỏi : "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp :"Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi câu ấy, chị cũng hỏi câu ấy, em cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt. Và ngày mai mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đứng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.