Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2007

Phạm Duy - Online Dialogue

Đối thoại trực tuyến với nhạc sĩ Phạm Duy, trên website nhacSO.net lúc 14h30 chiều ngày 9/8/2007.

Tiểu sử :
Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong 2 năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris...

Năm nay đã 85 tuổi, Phạm Duy được coi là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc nước nhà còn lại. Và tháng 5/2005, Phạm Duy đã chính thức trở về định cư ở Việt Nam, đến nay đã có nhiều ca khúc Phạm Duy được cấp phép phát hành trong nước. Tất cả những ca khúc của Phạm Duy đã được Phương Nam Phim mua độc quyền và toàn quyền phát hành. Đầu năm 2006, một tin vui cho nhiều thế hệ yêu nhạc Phạm Duy khi CD đầu tiên của Phạm Duy - ngày trở về - Phương Nam Phim phát hành đã được chính thức phát hành trong nước, đây cũng là CD đánh dấu ngày trở về của Phạm Duy ra mắt vào năm mới 2006.

Nội dung cuộc đối thoại:

xuanbich - Kính gửi nhạc sĩ Phạm Duy!

Chào ông! Cháu là một thính giả trẻ ở Nha Trang. Cháu đã được nghe nhạc của ông từ lúc còn bé xíu. Qua năm tháng, cháu cảm nhận được nhạc của ông có sức lôi cuốn mãnh liệt nơi cháu: từ giai điệu đến ca từ. Dù cháu và ông có một khoảng cách thế hệ khá lớn song vẫn tìm được sự đồng điệu về tâm hồn chất chứa ở những tuyệt tác của ông. Nhân đây, cháu muốn hỏi, ông có lời giải thích nào cho vấn đề ca từ của các ca khúc Việt vài năm trở lại đây: không đậm chất thơ và giàu hình ảnh như các thế hệ trước (cụ thể là thế hệ của ông)?
Cháu cảm ơn ông!


Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhận định của anh cũng đúng thôi. Tôi già rồi, không còn trẻ, không còn chất tươi mát nữa. Nhưng ca từ của tôi về già nó giản dị hơn trong khi lúc còn trẻ thiên về sự nhiệt tình mà người già thì lại muốn đằm lại.

Nhat Phuong - Pham Duy

Cháu có nghe ca sĩ Tuấn Ngọc hát một bài có đoạn "Chớ buồn vì giây phút chia lìa, khi chiều về lung lay trúc tre ...". Bài này có phải của nhạc sĩ không ? Tên bài hát là gì ạ ?

Cháu là sinh viên, nghe nhạc của bác từ nhỏ do ca sĩ Thái Thanh, Tuấn Ngọc hát. Cháu rất vui vì sự trở về của bác. Bác có bao giờ nghĩ sẽ làm một chương trình dành cho sinh viên không ? (với giá vé tương đối tụi cháu có thể đi xem được) để khôi phục lại những gì đã mất trong lòng giới trẻ Việt Nam. Xin cảm ơn bác

Nhạc sĩ Phạm Duy
Đó là bài của tôi nhan đề là "Nắng chiều rực rỡ".
Tôi trở về nước không phải để làm cái gì cả mà chỉ để nghỉ ngơi sau một cuộc đời quá ư vất vả. Hơn nữa, tôi có muốn hát ở đâu thì cũng phải xin phép như mọi người mà tôi thì rất lười xin phép.


Cháu chào bác Phạm Duy! Từ khi về Việt Nam, bác đã sáng tác được bài nào chưa ạ ?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhiều chứ, 10 bài rồi, nhan đề MƯỜI BÀI HƯƠNG CA (Hương là quê hương)

Pham Hung Quoc Kha -Xin hoi nhac sy Pham Duy

Kính thưa Bác Phạm Duy,

Cháu được nghe rất nhiều bài mà bác sáng tác từ thuở còn nhỏ, những bài như Ông Trăng Xuống Chơi Cây Cau, hay bài Em Bé Quê. Những bài hát này có ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thơ của chúng cháu (cháu sinh năm 1972). Gần đây theo cháu được biết những bài này đã được cho phổ biến tại Việt Nam, vì thế, cháu cũng ước mong con cháu của mình sẽ được nghe những bài này. Thú thật là những bài của bác có tác động rất nhiều đến tình cảm yêu quê hương Việt Nam mình, và cảm xúc về những cái đẹp của đất nước qua từng lời của bác thật mạnh mẽ. Khi lớn hơn, cháu cũng nghe nhiều ca sỹ khác nhau hát các bài do bác sáng tác. Anh Tuấn Ngọc hát bài Kỷ Niệm của bác thật hay. Bạn bè cháu, khi có dịp chia sẻ, thậm chí có những người có tuổi đời nhỏ hơn cháu rất nhiều, những người ở thế hệ 8X, họ đều có chung nhận định là nghe bài hát này, tình cảm yêu quê hương, yêu con người, và nói chung là tính nhân bản của con người Việt thật đẹp và đáng trân trọng. Cháu có mua các sản phẩm karaoke của nhãn hiệu California, nơi có các bài hát của bác, cháu thấy cách hòa âm bài Kỷ Niệm, chưa thể hiện hết tình cảm ấy. Trong khi cháu nghe anh Tuấn Ngọc hát, tình cảm rất dâng trào, đầy cảm xúc. Thưa bác, có khả năng nào, bác hãy giữ cách hòa âm mà anh Tuấn Ngọc đang sử dụng để phối cho bài Kỷ Niệm trong máy karaoke, cũng như các chương trình khác mà bác sẽ tổ chức không ạ.
Xin chân thành cám ơn bác. Cám ơn vì có bác mà nền âm nhạc Việt Nam của chúng ta có những ca khúc thật hay, sâu sắc, và nhiều ý nghĩa để sống.
Trân trọng,
PHQK

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi không chịu trách nhiệm về những người sản xuất ra những bản nhạc dùng trong karaoke. Vả lại, ý kiến riêng của tôi là karaoke nó làm dung tục hóa nhạc của những nhạc thuộc loại quí báu và cao quí.

PVan

Được biết thân phụ của ông là nhà văn Phạm Duy Tốn
Cháu muốn được biết là ông Phạm Duy Tốn có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp hoạt động nghệ thuật sau này của nhà ông Phạm Duy hay không?


Nhạc sĩ Phạm Duy
Có chứ, tôi thừa hưởng được tinh thần xã hội của bố tôi và tính hài hước của ông nữa.

Nguyễn Thanh Hòa: Tuy cháu còn trẻ, lức tuổi chỉ thích nghe nhạc trẻ nhưng ở đây Cháu rất thích nhạc của bác Duy và nhạc của nhạc sỹ sáng tác trước 1975.
Bác có thể cho cháu hỏi một câu ngắn. Động cơ nào mà Bác từ bỏ quê hương ra đi và động cơ nào lại trở về lại quê hương.
Có phải bài hát "Chiến sĩ vô danh" là Bác sáng tác phải ko?. Nếu đúng vậy thì trong bài hát có đoạn "gương Anh Linh đã bao lần vẫy máu" vậy anh Linh trong này là ai?

Nhạc sĩ Phạm Duy:
Lí do để tôi phải rời bỏ quê hương là vì thời cuộc. Lí do tôi trở lại quê hương là vì tôi không thể nào sống xa quê hương được thì phải có lúc trở về. "Anh Linh" không phải là một ông nào mà là sự linh thiêng. Tôi soạn "Chiến sĩ vô danh" từ năm 1945.

Gởi nhạc sĩ Phạm Duy


Cháu xin gởi đến nhạc sĩ Phạm Duy lời tri ân về những cống hiến của ông đối với nền tân nhạc Việt Nam. Nhạc Phạm Duy đã nuôi sống tâm hồn cháu suốt 40 năm nay, làm cho cháu lúc nào cũng gần gũi với Vietnam dù đã sống ở Canada hơn 30 năm. Chúc nhạc sĩ luôn được nhiều sức khỏe. Cháu rất thích album Đức Tuấn hát Tình Ca Phạm Duy, tin rằng nó sẽ mang nhạc Phạm Duy đến rộng rãi với giới trẻ Vietnam.

Thu (Vancouver, Canada)

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi xin cảm ơn và không dám nhận những tri ân của ai cả, bổn phận của ca nhân là phải phục vụ con người và xã hội và soạn xong bài nào là tôi quên nó luôn. Tôi đã biểu lộ sự muốn quên ra bằng những lời trong cuốn "Hồi kí 4".

Minh Mẫn -Nhạc sĩ Phạm Duy


Cháu đã được nghe album của anh Đức Tuấn "Đức Tuấn hát tình ca Phạm Duy", và cháu rất thích album này. Vậy ông có nhận xét gì về anh Đức Tuấn khi anh ấy quyết định hát các ca khúc của ông không?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi rất mừng là Đức Tuấn đại diện của thế hệ trẻ vẫn còn biết và hát nhạc Phạm Duy bởi vì nếu nhạc của tôi chỉ được người già biểu diễn thì tôi chết từ lâu.

Gửi nhạc sĩ Phạm Duy


Thưa ông Phạm Duy, cho con xin hỏi, nếu như ông được "đi lại từ đầu", ông có chọn con đường nhạc sĩ hay không, hay ông sẽ đi 1 con đường khác ?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Không, vẫn là con đường của một ca nhân Việt Nam nhưng trong quá trình hành nghề tôi gặp nhiều sự hiểu lầm cho nên tôi xin "đi lại từ đầu"

Thụy

Cháu muốn hỏi ông hoàn cảnh nào mà ông lại viết nên ca khúc Nước Mắt Mùa Thu để tặng Lệ Thu???
Ngoài Lệ Thu ra thì còn ca sĩ nào được ông viết nhạc để tặng hay không?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi không soạn "nước mắt mùa thu" để tặng riêng cô Lệ Thu. Bài đó hát về thân phận người trong đó có cả người ca sĩ không tên không tuổi. Có thế thôi. Tôi chỉ có tặng vợ tôi hai bài nhạc mà thôi. Đó là bài "Chú Cuội" và "Đêm Xuân"


Gửi nhạc sĩ Phạm Duy


Thưa ông Phạm Duy, cho con xin hỏi, nếu như ông được "đi lại từ đầu", ông có chọn con đường nhạc sĩ hay không, hay ông sẽ đi 1 con đường khác ?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Không, vẫn là con đường của một ca nhân Việt Nam nhưng trong quá trình hành nghề tôi gặp nhiều sự hiểu lầm cho nên tôi xin "đi lại từ đầu"

Cháu đã được nghe bài Thiên Duyên Tình Mộng của bác và cháu thật sự thất vọng
Đây là 1 bài ca đầy màu thể xác, khác hẳn với những bài tình ca trứ danh của bác..

Nhạc sĩ Phạm Duy
Không, tôi không có bài hát nào mang tên Thiên Duyên Tình Mộng cả, đó là do kẻ xấu bịa đặt thôi…

Dương Tứ - Gửi Ns Phạm Duy!


Tình trong nhạc của ông thật ấm, Nó nồng nồng trong ký ức,trong cảm nhận của thính giả khi đã bắt gặp.Hình như cái "Tình" ấy hiện hữu trong mỗi người và nó rất dễ được đánh thức khi nghe nhạc Phạm Duy. Phần "hồn" của mỗi nhạc phẩm như đã được ông nói thay cho những người đang yêu vậy! Gần lắm! Thật lắm!Cảm nhận của tác giả về cuộc sống, về tình yêu thật nhạy, thật sắc. Những lớp nhạc sỹ về sau không theo kịp, không làm được vì "tình" của họ trong sáng tác hình như thiếu mất 1 phần quan trọng - phần người.

Nhạc sĩ Phạm Duy:
Tôi không quan niệm rằng phải đề cao nhạc không lời. Nhạc của các dân tộc nơi Châu Á thường thường là ca khúc nghĩa là phải có lời để dẫn ý vào lòng người. Tôi không dám nói là đem triết lí vào âm nhạc của tôi nhưng thỉnh thoảng những băn khoăn siêu hình cứ lảng vảng len vào nhạc tôi một cách vô hại.

Xin hỏi thật ngắn gọn,Tôi thích Ông vì ông là 1 Ca Nhân cuả ái tình,Tôi đã nghe và hát rất nhiều các tác phẩm cuả ông,vậy xin hỏi,ở 3 giai đoạn :từ tháng 01/1974 đến 30/04/1974 / Khoảng thời gian ông tạm xa quê hương để sống ở nước ngoài / và thời gian có thể gọi là hơi ngắn ngủi là từ lúc ông trở về lại VN cho đến bây giờ .Ông đã bổ sung vào gia tài sáng tác cuả mình bao nhiêu tác phẩm nữa,và đâu là những tác phẩm tiêu biểu và ưng ý nhất cuả Ông trong 3 giai đoạn ấy,Xin chỉ cho tôi biết trong phạm vi là 1 ca nhân cuả ái tình thôi,vì có lẽ cũng như ông, trong âm nhạc nói riêng và cả các lãnh vực nghệ thuật khác nói chung,tôi không quan tâm đến những chủ đề khác !
Cảm ơn Nhạc Sĩ .

Nhạc sĩ Phạm Duy
Câu hỏi thật khó trả lời một cách gọn ghẽ bởi vì chỉ riêng trong loại tình khúc tôi đã có nhiều loại khác nhau mà tôi không có thì giờ để kể ra ở đây. Tôi mong cuốn sách nhan đề "TÌM HIỂU PHẠM DUY" sớm được ra đời để đáp ứng câu hỏi của ông.

Lớp cháu chắt hôm nay phải nghe những cái gọi là "tình khúc" vừa nhàn nhạt, vừa đùng đục, vừa như vô hồn (khác xa về chất lượng so với tình khúc của thế hệ các ông). Nhạc sỹ có thấy tiếc cho công chúng và cho giới sáng tác hiện nay?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi chưa có thì giờ để nghiên cứu loại tình khúc đương đại. Chỉ thấy đa số tình khúc của tuổi trẻ hiện nay đang mắc bệnh "hình thức chủ nghĩa" (formalisme) nghĩa là hình thức thì xôm tụ nhưng nội dung thì rỗng tuếch.


Con chỉ được nghe nhạc của bác trong khoảng thời gian gần đây thôi. Con không hiểu nhiều về ca từ trong các ca khúc của bác nhưng con thích giai điệu của "Chỉ chừng đó thôi" hay "Ngày xưa Hoàng Thị". Bác có thể giải thích về hai bài hát này được không ạ ?Con chúc bác thật nhiều sức khỏe.

Nhạc sĩ Phạm Duy
Được chứ, "Ngày xưa Hoàng Thị" là tình khúc của học sinh. "Chỉ chừng đó thôi" là một tình khúc có triết lí ở trong đó. Có thể nó là tình khúc của tuổi già chăng ?

72 - xin chào nhạc sĩ Phạm Duy

Đã từ lâu cháu rất yêu những tác phẩm của nhạc sĩ.Dạ cháu xin được hỏi có phải cuộc sống thường nhật của nhạc sĩ luôn là cảm hứng để có những tác phẩm hay đến vậy phải không a.

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi là người may mắn vì không bao giờ tôi tiêu cực trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nói một cách không khoe khoang hay nhũn nhặn giả dối, tôi là người luôn luôn có hạnh phúc.

nguyen canh son - Chinh tri - Xa hoi

Trước khi về nước , ông được coi như một người không mấy thân thiện với đất nước Việt nam. Nhưng khi về nước rồi thì ngược lại . Ông suy nghĩ sao về điều này?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Sai. Tôi không bao giờ không yêu nước Việt Nam!

Theo bác thì trong mấy mươi năm qua ai là người hát nhạc Phạm Duy thành công nhất?Và sau này, theo bác thì ai có thể thay thế được tiếng hát Thái Thanh với tình khúc Phạm Duy?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi không cho ai là người hát nhạc tôi hay nhất và tôi nghĩ rằng mỗi thời phải có một người đặc sắc hơn những người khác trong việc biểu diễn nhạc của tôi. Tôi luôn luôn hi vọng có nhiều Thái Thanh chứ không phải chỉ có một.

Bác có kỷ niệm đáng nhớ nào với người vợ quá cố Thái Hằng mà bác muốn chia sẻ với người đời hay không?
Xin lỗi nếu cháu nhắc tới nỗi đau của bác, cháu chỉ nhắc do trước giờ bác khá kín tiếng khi nhắc về những người thân thương của bác

Nhạc sĩ Phạm Duy:
Tôi đâu có kín tiếng khi nói tới người vợ thân yêu và đã quá cố của tôi. Xin mời đọc cuốn "Hồi kí 4" thì sẽ thấy tôi vinh danh người vợ hiền đã cho tôi sống chung 50 năm. Và sự nghiệp của tôi được thành tựu là nhờ người vợ hiền đó. Đó là chưa kể bà Thái Hằng đã cho tôi 8 người con ngoan và có tài về nhạc.

Con rất ấn tượng với hình tượng: Chỉ một chiều lê thê, ngồi co mình trên ghế... của ông trong bài hát Chỉ Chừng Đó Thôi. Vì sao ông lại lấy một hình tượng độc đáo đó cho vào bài hát như vậy? Bài này là do ông sáng tác trong hoàn cảnh nào? Cháu muốn nhắc tới bài hát Chỉ Chừng Đó Thôi

Nhạc sĩ Phạm Duy
Đây là một bài hát nói về số kiếp ngắn ngủi của tình yêu. Tưởng rằng khi không còn gần người yêu nữa thì chỉ chừng một năm thôi là "quên lời trăn trối" nhưng câu cuối vẫn là "cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu, len giữa u tình sâu, một vài giọt ơn nhau" và "tia sáng thiên đường cao, rọi vào ngục tim nhau".

Người nghệ sĩ nổi danh thường thường tăm tiếng đi đôi với tai tiếng.Vậy thái độ của ông Phạm Duy ra sao đối với sự tai tiếng này?

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi không bao giờ làm điều gì trái với bổn phận con người nghệ sĩ Việt Nam. Đại đa số những tai tiếng, những tiếng thị phi đều do những kẻ xấu bịa đặt ra và tôi cũng không hề bao giờ quan tâm đến độ phải cải chính.


Tôi mãi không quên hình ảnh của nhạc sĩ vào những năm 73 - 74 khi ông lên Pleiku trong chương trình CPS và một lần khác ông đã trình diễn cùng nhạc sĩ dân ca James Dust. Bây giờ sau chừng ấy năm đi xa và trở về, bây giờ trong tâm tư ông chất chứa điều gì? Khát vọng điều gì. Âm nhạc của ông đã cho tôi rất nhiều từ thuở còn thơ bé đến ngày trưởng thành, nó đã làm đẹp cho đời tôi. Cảm ơn ông rất nhiều!

Nhạc sĩ Phạm Duy
Tôi rất bằng lòng với những gì tôi đã cống hiến cho đời, không bao giờ tôi hi vọng hay tuyệt vọng bởi vì tôi đã có đủ đề tài để sáng tác và đối tượng để thưởng thức.

Chắc chúng ta giao lưu như thế là đủ rồi. Tôi có lời thân ái chào tất cả mọi người

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2007

Về bài hát Sombre Dimanche

Sombre Dimanche là tên của một bài hát viết về một tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chúa Nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi nhà soạn nhạc ngườI Hungary tên là Seress Resz.

Resz thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Resz luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chốị Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đờị. Khi bài nhạc được hoàn thành, Resz cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát thật hay, đủ hay để được đưa vào đĩa nhạc thời bấy giờ.
Khi bài hát được phổ biến đến
nhiều người nghe qua đài phát thanh Budapest năm 1936, Resz đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưạ…
Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều. Bên cạnh là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng vẫn còn có thể đọc được. Đó là tên của bài nhạc Sombre Dimanche. Theo lời đồn đãi thì có gần 100 người đã tự vẫn sau khi nghe bài hát này với nhiều trường hợp khác nhau được biết qua thư tuyệt mệnh hoặc di ngôn đê lại, đến nổi chính quyền thời ấy đã phải cấm phổ biến nó.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2007

Phạm Duy, 100 tình khúc của một đời nguời

Bài của hoansansg : Gặp gỡ Phạm Duy

Tôi đã gặp Phạm Duy và gia đình nhạc sĩ tình cờ trong một buổi nhậu tại quán lẫu dê Tân ở Vũng Tàu cuối năm 2003.
Người đi cùng Duy Minh, Duy Cường và mấy đứa cháu nội ngoại. Trong khi các con và cháu '' cháp" mồi say sưa thi người ngồi lim dim "thiền " giữa quán với bộ quần áo nâu truyền thống của nông dân Bắc bộ, nhưng ngực lại đeo lủng lẳng ví da và hộ chiếu,(....Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu, Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo, Mình đồng da sắt không phai mầu....Tấm áo nâu ! Những mẹ quê chỉ biết cần lao,Những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi. Tấm áo nâu ! Rướn mình đi từ cõi rừng cao, Dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi ....-Tình ca)
Rất buồn là trong quán đông nhưng không có ai nhận ra người,một nghệ sĩ lớn của dân tộc- Đứa con tài ba nhưng ngổ nghịch của Mẹ Việt- Nguyễn Mạnh Côn - Chính Văn số tháng 3-năm 1975.
Tôi bèn bay qua hầu chuyện. Ngừời nói ít, đại khái đang trong thời gian này đang hoàn tất tổng tập Kiều và sau khi hiền nội đã qua đời, không còn tha thiết điều gì nữa... chỉ muốn về Việt Nam sống nốt quãng đời còn lại.
Người có ký tặng vào sổ tay của tôi.Tôi hòi sao không có chiếc lá bên chữ ký, người chỉ cười...( * khoảng thập niên 60, Phạm Duy hay ký kèm theo một chiếc lá - không nhận minh là musician sáng tác mà chỉ là ca nhân cuả ái tình - un chanteur d'amour- không biết có liên quan gì đến Les feuilles mortes của Jacques Prevert không, M.Chiếu ? )
Trong câu chuyện riêng giữa Duy Minh và tôi, anh có than phiền là ông cụ bây giờ hơi lẩm cẩm, ví dụ như chuyện soạn minh họa Kiều , Hàn Mạc Tử ( Quả thật sau này được nghe disque, tôi chịu, không thể nghe nổi hết đĩa) . Duy Minh có hỏi tôi có biết Phạm Duy thích nhất bài nào trong gần một ngàn ca khúc mà ông đã soạn không ? Tôi đoán là "Bên cầu biên giới" nhưng không phải vậy .Đó chính là bài " Kỷ niệm", Duy Minh bảo " Bố tôi vừa ý nhất chỉ bài này."
Vậy, tôi gửi tặng các bạn bài hát này và 99 tình khúc khác, khi buồn, vào nghe và nhớ lại tuổi trẻ một thời yêu say đắm của chúng ta.
Link :
http://www.saigonline.com/phamduy/ngaytrove/phamduy100/1-20.php

Bài của ncchieu: Bác Phạm Duy

Sáu năm trước tôi có dịp mời bác đến ở nhà chơi vài ngày. Tôi tổ chức một buổi họp mặt để bác giới thiệu đĩa Kim Vân Kiếu. Đã có tuổi nhưng bác vẫn minh mẫn, tay bấm chuột trên laptop miệng thao thao bất tuyệt về những đề tài yêu thích : thật đáng phục...
Vài năm sau gặp lại bác nhân một buổi văn nghệ khác tại Paris : ông vẫn còn minh mẫn lắm. Vẫn thao thao nói chuyện đời xưa và đời nay. Lúc ấy bác đã được về VN. Theo ông nói chuyện thì xem ra có vẻ muốn về luôn bên ấy.
Giờ thì mộng của bác xem như đã thành:được "về chết giữa quê nhà" (tựa một bài hát tôi viết ) thì còn gì hơn.
Mấy lần trước về mà không có dịp gặp lại bác mà chỉ lo đi nhâụ nhẹt với các Diops bên ấy. Lần về này nhất định sẽ đi gặp bác...

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2007

Nói thêm về ngày Giỗ Tổ

Thanh Thao la mot nha tho thời chống Mỹ, nguoi Quang Ngai, con trai cua nha CM lao thanh Ho Nghinh.Moi doc bai viet ve Gio To theo link nay:
http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/4/4/190225.tno

Giổ Tổ Hùng Vương

Ngày mai là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lich( 26 April, 2007) ..Bèn nhớ dến ca dao:
Dù ai đi nguợc về xuôi
Nho ngay gio To mung Muoi thang Ba

Nam nay Nha nuoc CHXNCNVN sau bao nhieu nam quen coi nguon, nam nay bong " phản tỉnh", chot nho rang lam nguoi cung can co to tien nen sua Luat lao động gia an cho toan dan duoc nghi le mot ngay ..co luong, nang so ngay nghi le hang nam len 9 ngay!!! : Tet DL 01 ngay, Tet AL 04 ngay,Ngay Chien thang (30/4) 01 ngay, Ngay QT lao dong 01 ngay, Ngay QK 2/9 01 ngay...
" Chim co to, nguoi co tong ", mong cho nguoi ta du o noi dau, ngay nay du ban ron cở ... Phung Ngoc Quang , cung nen huong ve To quoc, de nho rang minh con co mot que huong....
" ....Xa que huong, thuong que huong, que huong oi... " do la cau ket bai Tinh hoai huong cua Pham Duy.